Các nhà khoa học vừa phát hiện một loại côn trùng mới, có vẻ ngoài dị thường ở Philippines. Họ đặt biệt danh cho chúng là "kiến hải tặ...
Danh pháp khoa học chính thức của loài sinh vật mới là Cardiocondyla pirata. báo cáo giám sát môi trường định kỳ Chúng thuộc một nhóm các loài kiến sinh trưởng tự nhiên từ Thái Lan tới toàn bộ khu vực Indonesia - Malaysia.
Sabine Frohschammer, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Regensburg (Đức) kể, cô và các cộng sự đã có chuyến đi thực tế tới Philippines nhằm tìm kiếm các loài khác nhau thuộc nhóm kiến genus Cardiocondyla, báo cáo môi trườngvốn nổi tiếng về sự đa dạng hình thái và hành vi đáng ngạc nhiên của con đực.
Nhóm của Frohschammer đã thu thập được một số loài kiến đã biết nhưng sau đó bất ngờ nhìn thấy một con kiến lạ, chưa từng được nhận diện đang ẩn náu giữa các viên đá lớn trong một lòng suối cạn râm mát.
"Do bóng tối của rừng nhiệt đới và các phần cơ thể trong mờ, những con kiến tí hon gần như vô hình trước mắt người thường. Dưới ánh sáng chói chang và kính khuyếch đại, chúng tôi đã phát hiện phần sọc vằn dị thường vắt qua mắt của các con kiến và do đó luôn gọi chúng là kiến hải tặc", trích báo cáo của nhóm nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu thừa nhận, chức năng của dải sắc tố che mắt ở những con kiến hải tặc vốn gần như không có sắc tố trên cơ thể vẫn là một bí ẩn, xử lý nước thải đặc biệt vì đặc điểm này không xuất hiện ở bất kỳ sinh vật nào khác cùng nhóm.
Kiến hải tặc giao phối trong bóng tối và có thị lực kém. Chúng dựa chủ yếu vào các dấu hiệu nhận biết bằng xúc giác và hóa học, chứ không phải thị giác, để giao tiếp với những cá thể khác cùng loài. Đặc điểm này đã loại bỏ khả năng "miếng che mắt" có thể đóng vai trò như một dạng biển báo tình dục nào đó.
Các nhà nghiên cứu phỏng đoán, miếng che mắt của kiến hải tặc có thể giúp đánh lừa các kẻ thù của chúng. Đối với những kẻ săn mồi, sọc chia đôi có thể tạo cảm giác rằng đối tượng không phải là một con côn trùng, mà là hai vật thể tách biệt trên mặt đất.
theo VietNamNet
Không có nhận xét nào