Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Header Ads

//

Breaking News

latest

Biến đổi khí hậu đe dọa cả những loài sinh vật phổ biến trên trái đất

(congtymoitruong.vn) - Các nhà nghiên cứu dự đoán biến đổi khí hậu sẽ gây ra sự biến mất các loài thực vật và động vật phổ biến trên quy mô...

(congtymoitruong.vn) - Các nhà nghiên cứu dự đoán biến đổi khí hậu sẽ gây ra sự biến mất các loài thực vật và động vật phổ biến trên quy mô toàn cầu.
Hơn một nửa các loài thực vật và một phần ba các loài động vật phổ biến có thể gặp mối đe dọa nghiêm trọng vào thế kỷ này do biến đổi khí hậu, theo một nghiên cứu của trường Đại học vùng Đông Anglia (UEA) cho hay.
Nghiên cứu đã được xuất bản hôm 12/5 trên tạp chí Biến đổi khí hậu tự nhiên (Nature Climate Change)
báo cáo giám sátđã nghiên cứu 50.000 loài sinh vật phổ biến và phân bố rộng rãi trên toàn cầu và nhận thấy một nửa các thực vật và một phần ba các động vật sẽ mất phân nửa môi trường sống của chúng vào năm 2080 nếu không có biện pháp gì để giảm tình trạng nóng lên toàn cầu và làm chậm lại tình trạng này.
Điều đó có nghĩa rằng các khu vực địa lý của các loài thực vật và động vật phổ biến sẽ thu hẹp trên quy mô toàn cầu và đa dạng sinh học sẽ suy giảm trên toàn thế giới.
Các thực vật, bò sát và đặc biệt là động vật lưỡng cư được dự đoán là có nguy cơ bị ảnh hưởng lớn nhất. Vùng phụ Sahara Châu Phi, vùng Trung Mỹ, Amazon và Australia là các khu vực sẽ mất gần hết các loài động thực vật. Và một sự suy giảm lớn về số loài thực vật được dự báo cho các khu vực Bắc Phi, Trung Á và Tây Nam châu Âu.
Nhưng hành động nhanh chóng để giảm nhẹ tình trạng biến đổi khí hậu có thể giảm bớt sự suy giảm số lượng các loài xuống 60% và tạo ra thêm 40 năm để các loài sinh vật có thể thích nghi. Điều này xảy ra vì sự giảm nhẹ này có thể làm chậm lại và sau đó là làm dừng hẳn hiện tượng tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu ở mức hơn 2 độ C giống như thời kỳ tiền công nghiệp (năm 1765). Nếu không có sự giảm này, nhiệt độ trái đất có thể tăng thêm 4 độ C vào năm 2100.
Nghiên cứu này được đứng đầu là tiến sĩ Rachel Warren đến từ trường Khoa học
báo cáo giám sát định kỳ của UEA và trung tâm Tyndall về nghiên cứu biến đổi khí hậu (UEA's school of Environmental Sciences and the Tyndall Centre for Climate Change Research). Các cộng tác của nghiên cứu gồm các nhà nghiên cứu khác, gồm tiến sĩ Jeremy VanDerWal tại trường Đại học James Cook ở Australia và tiến sĩ Jeff Price là đồng nghiệp của tiến sĩ Racel Warren. Nghiên cứu được tài trợ bởi Cộng đồng nghiên cứu môi trường tự nhiên Natural Environment Research Council (NERC).
Tiến sĩ Warren cho biết: “Trong khi có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên các loài sinh vật hiếm và bị đe dọa tuyệt chủng, chúng ta còn biết rất ít về các ảnh hưởng do gia tăng nhiệt độ toàn cầu tới các loài sinh vật phổ biến và phân bố rộng hơn”.
“Vấn đề rộng hơn này về tiềm năng suy giảm các loài sinh vật phổ biến là một chú ý quan trọng nếu như ngay cả các suy giảm nhỏ trong các loài này cũng có thể làm suy tàn hệ sinh thái”.
Nghiên cứu của chúng tôi đã dự đoán rằng biến đổi khí hậu sẽ làm giảm mạnh tính đa dạng của những loài thậm chí rất phổ biến, phân bố rộng rãi ở khắp các khu vực trên thế giới. Sự suy giảm đa dạng sinh học toàn cầu này có thể làm kiệt quệ các nguồn cung cấp từ hệ sinh thái và sinh quyển.
Chúng tôi xem xét ảnh hưởng của nhiệt độ toàn cầu tăng, nhưng những dấu hiệu khác của biến đổi khí hậu, chẳng hạn như các sự kiện thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh và bệnh tật có nghĩa rằng các ước lượng của chúng ta là dè dặt. Một số loài động vật suy giảm nhiều hơn so với các dự đoán của chúng ta, nhiều loài động vật có thể bị mất đi do sự suy giảm các loài cây là thức ăn của chúng.
Sẽ xảy ra các tác động tới con người vì những sinh vật này là quan trọng giống như các thứ khác như nước sạch và ánh sáng, kiểm soát máu, chu trình dinh dưỡng và du lịch sinh thái.
Tin tốt rằng, nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng cốt yếu mới về việc hành động nhanh để giảm khí CO2 và các khí nhà kính khác có thể ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học bằng cách giảm tổng lượng nhiệt độ gia tăng, chỉ tăng 2 độ C thay vì sẽ tăng 4 độ C. Điều này tương đương với khoảng 4 thập kỷ cho các loài thực động vật có thể thích nghi để sống sót khi biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ trái đất thêm 2 độ.
Nhóm nghiên cứu đã định lượng các lợi ích của hành động hiện thời đối với việc làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu và nhận thấy có tới 60% sự suy giảm phạm vi khí hậu được lên kế hoạch vì đa dạng sinh học có thể tránh được.
Tiến sĩ Warren nói: “Hành động thúc đẩy và quản lý chặt chẽ để giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu sẽ làm giảm tình trạng suy giảm sinh học nói trên xuống 60% nếu sự phát thải toàn cầu lên đến đỉnh điểm vào năm 2016, hoặc bằng 40% nếu sự phát thải lên đến đỉnh điểm vào năm 2030, cho thấy rằng hành động sớm là rất cần thiết. Điều này sẽ vừa làm giảm tổng lượng biến đổi khí hậu vừa làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu, tạo ra điều kiện để các sinh vật và con người có thể dễ thích nghi với các biến đổi này hơn".
Thông tin về hiện trạng phân bố các loài sinh vật sử dụng trong nghiên cứu này được cung cấp bởi hệ giữ liệu chia sẻ trực tuyến được thực hiện bởi hàng trăm tình nguyện viên,
báo cáo giám sát môi trườngcác nhà khoa học và các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên thông qua tổ chức Global Biodiversity Information Facility (GBIF).
Đồng tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ Jeff Price, cũng đến từ trường Nghiên cứu môi trường của UEA, nói: “Thiếu quyền truy cập miễn phí và tự do đối với tổng số các dữ liệu như những dữ liệu được cung cấp trực tuyến miễn phí thông qua GBIF này, không có nhà nghiên cứu độc lập nào có thể liên hệ với mọi quốc gia, mọi bảo tàng, mọi nhà khoa học đang nắm giữ các số liệu và đưa tất cả các dữ liệu này ra cùng nhau. Vì vậy mà nghiên cứu này sẽ không thể thực hiện nếu thiếu GBIF và các cộng đồng các nhà khoa học và các tình nguyện viên, những người đã tạo ra nguồn dữ liệu quý giá và miễn phí này”.
Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)

Không có nhận xét nào