Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng cao, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nhằm mang lại năng suất lao động cao nhấ...
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng cao, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nhằm mang lại năng suất lao động cao nhất cho người lao động và cho cả nhà sản xuất. Thử nghĩ một ngày nếu không có điện thì sẽ như thế nào? Mọi thứ sẽ bị trì hoãn và hiệu quả lao động kém đi. Điện có vai trò tất yếu và cần thiết đối với mọi hoạt động của đời sống hiện đại ngày nay, không có điện thì không thể sản xuất, không thể sinh hoạt, buôn bán được. Vì thế, kỹ sư điện là một ngành nghề khá “hot” và quan trọng trong xã hội.
1. Khái quát công việc của Kỹ sư điện
Mô tả công việc
Một kỹ sư điện là người thiết kế và phát triển hệ thống điện mới, giải quyết vấn đề và kiểm tra thiết bị. Họ nghiên cứu và áp dụng vật lý và toán học về điện, điện từ và điện tử cho cả hệ thống quy mô lớn và nhỏ để xử lý thông tin và truyền năng lượng. Họ làm việc với tất cả các loại thiết bị điện tử, từ các thiết bị bỏ túi nhỏ nhất đến siêu máy tính lớn. Kỹ sư điện có thể làm việc trên nhiều loại công nghệ khác nhau, từ thiết kế đồ dùng gia đình, ánh sáng và hệ thống dây điện của tòa nhà, hệ thống viễn thông, trạm điện và truyền thông vệ tinh.
Các công việc cụ thể cần làm
- Lên kế hoạch lắp ráp
- Lập kế hoạch lắp đặt cho toàn bộ các thiết bị điện (bao gồm máy phát điện, động cơ điện, tủ điện, hệ thống điện,...).
- Chẩn đoán hiệu suất hệ thống, thiết bị và linh kiện bị hỏng hóc, sử dụng thiết bị kiểm tra và dụng cụ cần thiết để xác định nguyên nhân của sự hỏng hóc và khắc phục sự cố, tiến hành lắp đặt.
- Thiết kế bóc tách khối lượng, lên dự toán phần điện cho các công trình.
- Thiết kế cách thức mới để sử dụng năng lượng điện cho phát triển hoặc cải tiến sản phẩm mới.
Thực hiện
- Khảo sát mặt bằng thi công, lập biện pháp thi công, tiến độ thi công.
- Giải quyết các vấn đề về điện và thiết kế các thiết bị điện liên quan như máy biến áp, máy phát điện, động cơ và điện tử công suất.
- Tiến hành thực hiện các dự án cho hệ thống điện.
- Tính toán chi tiết để phát triển sản xuất, xây dựng thông qua việc đối chiếu các tiêu chuẩn, thông số cài đặt.
- Trực tiếp sản xuất, cài đặt và kiểm tra các thiết bị điện để đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn thông số kỹ thuật và mã số.
Bảo trì
- Cập nhật dữ liệu, lên kế họach họach định mô hình tối ưu cho sản xuất và chất lượng của sản phẩm.
- Giám sát sự an toàn và phù hợp của việc lắp đặt các thiết bị điện.
- Đề xuất những giải pháp tiến bộ nhằm giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và họat động tốt của hệ thống điện trong nhà máy.
- Ghi nhật ký công trình, quản lý hồ sơ chất lượng công trình.
- Phát triển quy trình bảo trì và thử nghiệm cho các thành phần và thiết bị điện tử.
- Đánh giá hệ thống và đề xuất sửa đổi thiết kế, sửa chữa thiết bị.
- Kiểm tra thiết bị điện tử, dụng cụ và các hệ thống để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn.
Mức lương: 6,000,000 – 20,000,000 VND.
2. Kiến thức, Kỹ Năng, Kinh nghiệm cần có
Kiến thức
Tốt nghiệp các chuyên ngành Điện tử Viễn thông, Kỹ thuật Điện tử, Điện tử Ứng dụng, Cơ điện tử, Công nghệ Kỹ thuật điện, Điện tử - Máy tính, Điện tử - Viễn thông, Kỹ thuật thông tin, Điện tử hàng không, Điện - Điện tử, Điện tử - y sinh,…
Am hiểu về các loại linh kiện điện tử, mạch điện tử, hoặc chí ít là hiểu về công dụng điều khiển tín hiệu điện của các mạch điện tử xây dựng sẵn.
Có khả năng thiết kế, sản xuất, chế tạo, thử nghiệm, vận hành, sử dụng, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, quản lý, nghiên cứu phát triển các hệ thống điện - điện tử, trang thiết bị điện - điện tử.
Kỹ năng
Tư duy phản biện: Sử dụng lý luận và logic để xác định điểm mạnh và điểm yếu của các giải pháp về an toàn, hiệu quả,… hoặc đưa ra kết luận và cách tiếp cận vấn đề.
Kỹ năng giao tiếp: Một lĩnh vực rất chuyên môn như kỹ thuật, bạn cần có khả năng chuyển tiếp thông tin theo cách dễ hiểu nhất đối với tất cả mọi người.
Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Vì bạn phải linh hoạt trong việc xác định nguyên nhân lỗi vận hành các vấn đề về điện và trực tiếp sửa lỗi nên đây là kỹ năng khá quan trọng.
Năng lực toán học và khoa học: Bạn sẽ phải đối mặt với các con số hằng ngày và cần phải sử dụng toán học để xử lí phát sinh. Còn khoa học hỗ trợ bạn trong việc giải quyết vấn đề thông qua điều tra và sử dụng phương pháp khoa học.
Ngoại ngữ (Tiếng Anh) lưu loát là một lợi thế.
Kinh nghiệm
Một số công ty yêu cầu thấp nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lãnh vực điện, điện công nghiệp. Nhưng nếu bạn mới ra trường thì ít nhất bạn cũng phải biết sửa chữa các thiết bị điện cơ bản.
3. Rèn luyện những kỹ năng này ở đâu?
Tham khảo một số website bổ ích giúp bạn tự trao dồi các kỹ năng trên: lifehacker.com, ted.com, toastmasters.org,…
Tham khảo các khóa học trực tuyến: futurelearn.com, ocw.mit.edu, uopeople.edu,…
Rèn luyện thói quen đọc sách để tăng khả năng tư duy đa chiều: gutenberg.org, loc.gov, goodreads.com,…
Tham khảo các phần mềm trò chơi kích thích trí não như Lumosity, NeuroNation, Elevate, Peak, Fit Brains Trainer,…
4. Tích lũy kiến thức thực tế ở đâu?
Thực tập cũng là một cách giúp bạn có thêm kinh nghiệm thực tế, bạn có thể tham khảo tin tuyển dụng tại internship.edu.vn, careerbuilder.vn, careerlink.vn,…
Tham khảo các trang web về Kỹ sư điện sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về nghề như sokanu.com, livescience.com, engineering.unsw.edu.au, monster.com, mymajors.com, electronicproducts.com, academicinvest.com,…
Tham khảo các sách về nghề như The Electrical Engineering Handbook - Richard C. Dorf, Handbook of Electrical Engineering - Alan L. Sheldrake, Standard Handbook for Electrical Engineers - H. Beaty, Donald G. Fink, Electrical Engineer's Reference Book - M.A.Laughton, D.F.Warne,…
Học hỏi các “tiền bối” trong nghề để tiếp thu thêm kiến thức thực tiễn.
5. Những công ty tiêu biểu trong ngành
Học kỹ sư điện bạn có thể làm việc tại các tập đoàn điện lực của chính phủ như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), có thể là công ty điện lực của thành phố nơi bạn ở, các khu công nghiệp, khu công trình, các nhà máy thủy điện, nhiệt điện hoặc các công ty tư nhân như Tập đoàn Bitexco, Công Ty TNHH Emate, Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghệ Sài Gòn (TECHGEL),…
6. Con đường phát triển sự nghiệp
Intern, Graduate, Assistant Engineer (Thực tập sinh, SV mới tốt nghiệp, phụ tá) -> Electrical Engineer (Kỹ sư điện) -> Senior Technical Roles (Kỹ sư cao cấp) -> Chief Engineer (AU) / Fleet Engineer (NZ) (Kỹ sư trưởng).
7. Ở đâu tuyển dụng?
4sv hân hạnh được cộng tác với những doanh nghiệp uy tín trên khắp Việt Nam từ những công ty Start-up trẻ với môi trường làm việc cực kỳ năng động đến những công ty tên tuổi với quy mô lớn như Bosch, FPT, VNG,... Trên nền tảng đó, 4sv sẽ đem đến cho các bạn hơn 1000 cơ hội tuyển dụng cho sinh viên ở tất cả các vị trí Full-time, Part-time, Thực tập sinh. Điều quan trọng là các công việc sẽ được 4sv cập nhật liên tục để đáp ứng nhu cầu của các bạn sinh viên.
Đến với mục Việc làm của 4sv, các bạn có thể xem được đầy đủ thông tin của doanh nghiệp, yêu cầu, mô tả công việc cũng như mức lương và quyền lợi của các bạn khi đi làm. Các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm công việc bạn mong muốn cũng như địa điểm làm việc thuận tiện trên hệ thống của 4sv. Hơn thế nữa, mọi thông tin về doanh nghiệp cũng như vị trí tuyển dụng đều đã được 4sv xác thực thông tin, vì thế các bạn hoàn toàn có thể yên tâm ứng tuyển.
Không có nhận xét nào