Để vận hành một qui trình sản xuất cần rất nhiều bộ phận tham gia vào. Khi có bất kì máy móc hay thiết bị nào bị trục trặc, kỹ sư bảo trì sẽ...
Để vận hành một qui trình sản xuất cần rất nhiều bộ phận tham gia vào. Khi có bất kì máy móc hay thiết bị nào bị trục trặc, kỹ sư bảo trì sẽ là người sữa chữa nó lại, trừ khi là bảo trì “trái tim” thì hầu như không có loại máy móc nào kỹ sư bảo trì lại chịu bó tay. Vì thế, kỹ sư bảo trì đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả, phát triển và tiến bộ của các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến.
1. Khái quát công việc của Kỹ sư bảo trì
Mô tả công việc
Kĩ sư bảo trì là người bảo trì và sửa chữa cấu trúc của các phương tiện như máy bay, máy móc trong bệnh viện, xưởng sản xuất… Họ sẽ bảo trì thường xuyên các thiết bị sản xuất cũng như giúp khắc phục sự cố khi phát sinh vấn đề, giữ cho quá trình sản xuất hiệu quả và an toàn hoạt động.
Các công việc cụ thể cần làm
Khảo sát
Phân tích các dữ liệu lưu trữ, thông số vận hành và xu hướng sử dụng thiết bị để đề xuất các phương pháp cải tiến cần thiết nhằm đạt được chi phí vòng đời thấp nhất cho tất cả các thiết bị.
Làm quen với hệ điều hành máy móc để có thể khắc phục sự cố của máy một cách tốt nhất.
Phân tích các báo cáo trong hệ thống CMMS, các chỉ số KPI đánh giá hiệu quả và độ tin cậy của thiết bị và hệ thống bảo dưỡng thiết bị để sửa đổi và hoàn thiện các chương trình bảo dưỡng dự phòng.
Bảo trì, sửa chữa
Thực hiện công việc bảo trì theo lịch trình thường xuyên, phân tích nguyên nhân hư hỏng máy móc, tìm giải pháp khắc phục các sự cố và ngăn ngừa hỏng hóc của thiết bị.
Giải quyết các trường hợp khẩn cấp, các vấn đề không có kế hoạch và sửa chữa.
Ứng phó với các cảnh báo và thông báo hoạt động - thực hiện các thủ tục và sửa chữa phù hợp với SOP và các cách thức bảo trì.
Kiểm tra
Kiểm soát các công cụ bảo trì, kho, thiết bị, chi phí bảo trì.
Xây dựng và phát triển các qui trình sửa chữa thiết bị.
Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra thiết bị và máy móc - cần phải được lên kế hoạch để cố gắng giảm thiểu các sự cố không mong đợi với thiết bị.
Lập đánh giá rủi ro, ngăn ngừa sự cố trước khi xảy ra.
Mức lương: 8,000,000 – 10,000,000 VND.
2. Kiến thức, Kỹ năng và Kinh nghiệm cần có
Kiến thức
Tốt nghiệp các chuyên ngành Điện, Điện tử, Kĩ thuật cơ - Điện tử, Kỹ thuật điện - Điện tử, Cơ khí, Xây dựng, Công nghệ thông tin…
Nắm được các quy trình bảo trì chuẩn, hiểu rõ bản chất của việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị xưởng sản xuất.
Nhận biết tổ chức bộ phận bảo trì bảo dưỡng thiết bị xưởng sản xuất.
Nhận biết được các lãng phí trong quản lý thiết bị, bảo dưỡng và sửa chữa dự phòng thiết bị đối với năng suất và chi phí doanh nghiệp.
Áp dụng được các bước lập kế hoạch sữa chữa dự phòng.
Ứng dụng thiết lập các biểu mẫu trong việc theo dõi quản lý và sửa chữa dự phòng.
Kỹ năng
Tư duy phản biện: Sử dụng lý luận và logic để xác định điểm mạnh và điểm yếu của các giải pháp, đưa ra kết luận hoặc cách tiếp cận vấn đề.
Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản xuất sắc: Kỹ sư bảo trì phải có khả năng giải thích các báo cáo về các vấn đề bảo trì và cung cấp hướng dẫn rõ ràng hoặc cập nhật về các can thiệp hoặc sửa chữa. Cũng như phải có khả năng đọc và giải thích tài liệu, tài liệu hướng dẫn và kế hoạch bảo dưỡng. Đồng thời, phải giữ các tài liệu yêu cầu được cập nhật để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sản xuất bên trong và bên ngoài.
Kỹ năng làm việc nhóm : Để cùng phối hợp và liên lạc với nhân sự ở các cấp cũng như đội ngũ làm việc với các đồng nghiệp bảo trì.
Kỹ năng quan sát: Kỹ sư bảo trì phải có khả năng quan sát hoạt động thường xuyên của thiết bị sản xuất và nhanh chóng phát hiện ra khi có điều gì đó không đúng. Phải lưu giữ hồ sơ rõ ràng và chính xác về kiểm tra thường xuyên cũng như khắc phục sự cố và sửa chữa.
Khả năng tính toán và vận dụng khoa học tốt: Để phục vụ quy trình bảo trì một cách hiệu quả nhất.
Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin là một lợi thế: Đối với một số loại máy móc cần phải sử dụng công nghệ cao để vận hành, vì thế nếu thành thạo công nghệ thông tin, kỹ sư sẽ dễ dàng kiểm tra cũng như bảo trì loại máy đó hơn.
Kinh nghiệm
Một số nơi không yêu cầu kinh nghiệm đối với kỹ sư bảo trì vì họ sẽ đào tạo cho bạn. Bạn có thể trở thành một kỹ sư bảo trì bằng cách bắt đầu như là một thợ lắp ráp hoặc kỹ thuật viên. Bạn sẽ cần phải tích lũy kinh nghiệm và thường có trình độ hơn nữa để sau đó tiến bộ thông qua sự nghiệp.
3. Rèn luyện những kỹ năng này ở đâu?
Tham gia các Câu lạc bộ kĩ năng ở trường, các tổ chức phi chính phủ như YEA Vietnam, VYMUN (chuyên tổ chức các Hội nghị mô phỏng Liên Hiệp Quốc), AIESEC,…
Tham gia các lớp huấn luyện, hội thảo, khóa học ngắn hạn để rèn luyện những kỹ năng này. Có thể tham khảo các trung tâm như Awake Your Power, Nhà văn hóa Thanh Niên,... các trường đại học cũng thường xuyên tổ chức các lớp học kĩ năng dành cho sinh niên.
Tham khảo các phần mềm trò chơi kích thích trí não như Lumosity, NeuroNation, Elevate, Peak, Fit Brains Traine
Tham khảo một số website bổ ích giúp bạn tự trao dồi các kỹ năng trên: lifehacker.com, ted.com,toastmasters.org,…
Tham khảo các khóa học trực tuyến: futurelearn.com, ocw.mit.edu, uopeople.edu,…
4. Tích lũy kiến thức thực tế ở đâu?
Quá trình thực tập sẽ giúp bạn “gom” về kha khá kinh nghiệm thực tiễn, “săn tin tuyển dụng” tại careerbuilder.vn, vieclam.tuoitre.vn, jobstreet.vn, careerlink.vn,…
Tham khảo các trang web về kỹ sư bảo trì: prospects.ac.uk, linkedin.com, mymajors.com, prospects.ac.uk,…
Tham gia các chương trình Quản trị viên tập sự của các tập đoàn lớn như The Pan Group, Vinamilk, Smart Shirts,...
5. Các công ty tiêu biểu trong ngành
Đa số các công ty sản xuất, dịch vụ hiện nay đều cần nguồn kỹ sư bảo trì rất lớn ví dụ như LIXIL Global Manufacturing Vietnam, Vinasoy, SamSung, CGV Vietnam, Unilever,... Ngoài ra, bạn có thể làm việc tại các bệnh viện, bưu điện, các nhà máy, khu công nghiệp hoặc các hãng máy bay lớn tại Việt Nam như Vietnam Airline, VietJet Air,…
Intern, Graduate, Assistant Engineer (Thực tập sinh, mới tốt nghiệp, phụ tá bảo trì) -> Maintenance Engineer (Kỹ sư bảo trì) -> Senior Maintenance Engineer (Kỹ sư bảo trì cấp cao) -> Manager Maintenance (Quản lý bảo trì).
7. Ở đâu tuyển dụng?
4sv hân hạnh được cộng tác với những doanh nghiệp uy tín trên khắp Việt Nam từ những công ty Start-up trẻ với môi trường làm việc cực kỳ năng động đến những công ty tên tuổi với quy mô lớn như Bosch, FPT, VNG,... Trên nền tảng đó, 4sv sẽ đem đến cho các bạn hơn 1000 cơ hội tuyển dụng cho sinh viên ở tất cả các vị trí Full-time, Part-time, Thực tập sinh. Điều quan trọng là các công việc sẽ được 4sv cập nhật liên tục để đáp ứng nhu cầu của các bạn sinh viên.
Đến với mục Việc làm của 4sv, các bạn có thể xem được đầy đủ thông tin của doanh nghiệp, yêu cầu, mô tả công việc cũng như mức lương và quyền lợi của các bạn khi đi làm. Các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm công việc bạn mong muốn cũng như địa điểm làm việc thuận tiện trên hệ thống của 4sv. Hơn thế nữa, mọi thông tin về doanh nghiệp cũng như vị trí tuyển dụng đều đã được 4sv xác thực thông tin, vì thế các bạn hoàn toàn có thể yên tâm ứng tuyển.
Không có nhận xét nào